Diện kiến Ngọc hoàng Đại đế
Ngọc Hoàng Đại đế được biết đến rộng rãi trong văn học dân gian truyền thống Trung Hoa như là Thượng đế, đặc biệt là trong Đạo giáo, và cả trong Tây Du Ký, một danh tác cổ điển về chuyến đi thỉnh kinh đầy trắc trở của Tôn Ngộ Không và Đường Tăng. Theo Sử ký về Ngọc Hoàng Đại Đế Đức hạnh thì ông là vị Hoàng tử của “Vương quốc Kỳ diệu”. Đó là một Vương quốc tồn tại từ rất lâu rất lâu rồi. Dưới sự trị vì của Vua Nhân từ và Hoàng Hậu “Hoàng Nguyệt", toàn vương quốc luôn bình yên và vui vẻ. Nhưng vua và hoàng hậu đã già mà chưa có người nối dõi. Vị vua già lo lắng “khi ta tạ thế lấy ai chăm lo cho vương quốc này?” Vì thế, ông đã hạ lệnh cho các vị Đạo sĩ trong vương quốc thỉnh cầu tới các vị thần để ban cho ông một người con trai. Trong suốt hơn nửa năm, cả vua và hoàng hậu cũng cầu nguyện một ngày hai lần không nghỉ nhưng cũng chưa có kết quả.
Cuối cùng, lời thỉnh cầu chân thành của họ cũng cảm động tới Vương chủ trên Thiên thượng. Ngài đã tạo ra một đứa bé cho vị vua và hoàng hậu, rồi Ngài sai một vị Thần mang đứa trẻ tới cho hai vợ chồng.
Đêm đó, hoàng hậu vừa chợp mắt liền mơ thấy một ánh hào quang bao phủ hoàng cung. Vị Thần nọ từ trên trời bay xuống, trong tay ẵm một đứa bé xinh đẹp rực rỡ. Hoàng hậu quỳ gối trước vị Thần cầu xin: “Vua tôi không có người nối dõi. Tôi cầu xin Thần từ bi hãy ban cho chúng tôi đứa bé này". Vị Thần nọ đáp lại, “Đứa bé này không phải bình thường. Một ngày nào đó nó sẽ đắc Đạo. Các vị phải chăm lo cho nó thật tốt". Hoàng hậu cảm tạ vị thần và dang hai tay ra đón đứa trẻ. Vị Thần trao cho bà đứa bé, nhưng nó nặng như núi và hoàng hậu đã bàng hoàng tỉnh dậy. Bà vội vàng chạy đi báo với vua, và thật bất ngờ, ông cũng có cùng một giấc mơ như vậy.
Ngày hôm sau, hoàng hậu đã phát hiện mình có thai, và sau một năm bà đã sinh hạ một cậu hoàng tử xinh đẹp. Cơ thể cậu toả ra ánh vàng kim, chiếu sáng toàn vương quốc. Khi lớn lên, Ngài đã ban cho cả vương quốc nhiều kho lương thực và ban cho người nghèo và trẻ mồ côi châu báu của cải.
Một thời gian không lâu sau, vị vua già qua đời. Sau khi hoàng tử kế vị, Ngài đã trị vì vương quốc với trí huệ và lòng từ bi của mình. Nhưng chẳng bao lâu sau, Ngài nhận thấy tất cả các sinh mệnh trong vương quốc của mình đều đau khổ và không có cách nào phá vỡ được vòng sinh tử và luân hồi. Vì vậy Ngài đã từ bỏ ngai vàng và trao vương quốc của mình cho một vị tướng đức hạnh rồi vào núi tu luyện. Ở đó, Ngài đã tìm Đạo, mong muốn vén mở những bí ẩn của vũ trụ và những giới hạn của sự sống và những khổ đau.
Ngài đã tu luyện gian khổ hơn 3.200 kiếp cho tới khi chứng ngộ và trở thành một vị thánh, và đã dành tiếp 100.000.000 kiếp nữa để tích đức để trở thành vị Vương chủ trên thiên thượng. Một kiếp là bao lâu? Là khoảng thời gian giữa hai lần tái tạo vụ trụ.
*****
Trong tác phẩm Tây Du Ký của thế kỷ thứ 16, Ngọc Hoàng Đại Đế được miêu tả là vĩ đại và khắc nghiệt, nhưng cũng dễ sợ hãi và không có năng lực. Ông thường hay do dự, thường phải dựa vào các vị tham mưu khi phải đưa ra những quyết định quan trọng, phải cử một con khỉ “canh gác" vườn đào tiên (trong văn hoá Trung hoa, khỉ thường được gắn với hành động ăn đào thay vì ăn chuối), và nói chung ông dường như không có năng lực gì cả ngoài việc ra lệnh ỷ vào ngai vàng của mình. Xét trên mọi khía cạnh ông dường như là một vị vua thường nhân hơn là một vị thánh.
Tuy nhiên tất cả các câu chuyện đều cần có các nhân vật làm phong phú cho nội dung. Tựu chung lại, các câu chuyện đều là để giải trí. Và trong câu chuyện bao trùm toàn bộ Phật gia và Đạo gia - từ Bồ tát cho đến Tam Bảo - không phải vị thần nào cũng hoàn hảo.
Hiển nhiên, làm Thượng đế không phải việc đơn giản. Chẳng thế mà trong Tây Du Ký, khi Tôn Ngộ Không cố tranh cãi với Ngọc Hoàng Đại Đế rằng Ông cần phải nhường lại ngôi vị cho mình, một con khỉ mới chỉ có 400 năm tuổi, Tôn Ngộ Không đã bị đè dưới một ngọn núi 500 năm.
Nguồn: Shenyun Performing Arts